Để biết ăn khoai tây đúng cách để giảm cân là như thế nào, trước tiên hãy cùng Giamcanthai.com “vạch mặt” một số các yếu tố không có lợi khi ăn khoai tây là gì nhé!
1. Sai lầm khi ăn khoai tây giảm béo
Khoai tây là một thực phẩm bổ dưỡng, dù chứa tinh bột nhưng lại cực tốt cho những người ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách hoặc kết hợp với một số loại thực phẩm nằm trong danh sách “đen” có thể dẫn đến béo phì hoặc mắc phải một số bệnh lý. Nào, hãy cùng thử tìm hiểu xem.
1.1. Món khoai tây chiên làm tăng huyết áp
Khoai tây chiên vẫn là dòng thức ăn nhanh được yêu thích nhất trong giới trẻ, đặc biệt những người thừa cân lại dễ có sở thích ăn nhiều hơn. Chính vì thế, để giảm cân hoàn hảo thì bên cạnh việc nạp ít calo hơn thì việc kiêng cữ một số món lại là điều cần thiết để kế hoạch giảm cân trở nên trọn vẹn. Loại bỏ các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ là nguyên tắc quan trọng người ăn kiêng cần phải hiểu rõ, trong đó khoai tây là thực phẩm số 1.
Theo một dữ liệu được nghiên cứu từ khoảng 187.500 người tham gia nghiên cứu dài hạn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người có xu hướng ăn 4 hoặc nhiều hơn phần khoai tây mỗi tuần có thể có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn đến 11% so với người không ăn hoặc ăn ít hơn. Kinh khủng hơn, con số này lên đến 17% khi thực phẩm được lựa chọn là khoai tây chiên kiểu Pháp.
Điều này cho thấy rằng, khả năng bị tăng huyết áp cũng bị tác động bởi lượng tiêu thụ khoai tây nói chung, nhưng đối với khoai tây chiên lại ở mức cao hơn. Đó là lý do bạn chỉ nên chọn khoai tây luộc, hấp thay vì chiên xào, ăn vừa ngán lại dễ bị tăng huyết áp.
1.2. Ăn cả mầm khoai tây dễ gây ngộ độc
Khoai tây khi bảo quản không cẩn thận rất dễ gây mọc mầm, mà khi đã mọc mầm thì tốt nhất bạn vứt đi vì khi ăn có thể gây ngộ độc. Mầm khoai tây có chứa chất solanine, sau khi ăn phải có thể xuất hiện các triệu chứng như ngứa và rát ở phần cổ họng, nóng rát hoặc đau ở vùng thượng vị, có thể kèm theo nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra, một số trường hợp có thể xuất hiện tình trang đau đầu, chóng mặt hay khó thở.
1.3. Ăn cả bỏ và khoai tây bị hư
Cả vỏ khoai tây hoặc cả những quả khoai tây bị hư thì rất dễ gây ngộ độc. Do vậy, khi chế biến các món ăn giảm cân từ khoai tây, bạn nên chỉ chọn những quả có vỏ trơn láng, củ khoai tây cứng cáp, không bị hư thối để bảo vệ sức khỏe cho mình và cả gia đình.
Ngoài ra, hãy chỉ chọn những củ có màu vàng đẹp thay vì củ có vỏ màu xanh vì đó là biểu hiện cho thấy chúng đã tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Khi đó, chất độc solanine dễ được sinh ra, gây hại đến với sức khỏe. Khi khoai tây có màu xanh, bị dập nát, hư thối thì lượng chất độc này cũng một tăng dần.
1.4. Khoai tây kết hợp với trứng gà dễ gây béo phì
Giảm cân bằng cách ăn khoai tây có thể mang lại kết quả tốt nếu bạn kết hợp với bất cứ loại thực phẩm nào ngoại trừ trứng gà. Tại sao lại như vậy? Khi hai thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu, từ đó gây ra tình trạng béo phì. Chưa kể, khi béo phì có thể gây ra một loạt các hệ lụy nghiêm trọng kèm theo.
2. Cách ăn khoai tây giảm cân đúng cách
2.1. Khoai tây để lâu rõ ràng là không tốt
Có rất nhiều chị em thường có thói quen chọn mua những củ khoai tây để lâu hơn là loại mới đào vì cho rằng những củ như vậy sẽ ngọt và ngon hơn. Khi để lâu, lượng nước trong khoai tây sẽ dần bốc hơi, làm gia tăng lượng đường nhờ vào quá trình thủy phân tinh bột thành đường. Song, lượng đường cao lại là tác nhân dễ gây tăng cân hơn hết. Chưa kể, khoai tây để lâu bao giờ cũng không tốt bằng củ mới đào vì chúng có thể gây ngộ độc, đặc biệt là khi ăn phải những củ đã mọc mầm.
2.2. Ăn khoai tây khi nào là tốt nhất?
Nếu sữa chua ăn tốt nhất là vào buổi sáng thì khoai tây lại là buổi trưa. Để lý giải điều này, các nhà khoa học cho rằng sau bữa trưa, canxi trong khoai tây cần 4-5h mới hấp thụ, ánh sáng mặt trời lúc này đã sẵn sàng để hấp thụ lượng canxi này. Đối với người bị tiêu hóa kém hoặc người già thì không nên ăn khoai tây vào bữa tối, vì chúng giống như khoai lang có thể gây khó tiêu, mất ngủ.
2.3. Ăn khoai tây thế nào để không bị đột quỵ?
Ăn khoai tây mỗi tuần sẽ giúp giảm đến 40% nguy cơ bị đột quỵ, song chỉ giới hạn ở mức 5-6 củ/ tuần chứ không nên ăn quá nhiều. Lưu ý, để có những quả khoai tây ngon đúng chuẩn thì hãy chọn loại có vỏ đậm màu giàu vitamin và kali.
Một số người vì cuống cuồng để giảm béo mà ăn khoai tây mỗi ngày thay cơm. Song nếu như vậy dễ gây ra thiếu hụt protein, chưa kể ăn quá nhiều cũng dễ gây tăng huyết áp như vừa đề cập ở trên. Bạn nên bổ sung một cách xen kẽ cách ngày, nên đa dạng cách chế biến để ăn không bị ngán.
2.4. Nên kết hợp với các thực phẩm khác
Dù rõ ràng là khoai tây giúp giảm cân cực tốt nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu như bạn biết kết hợp cùng với một số loại thực phẩm khác. Hãy ăn khoai tây cùng với sữa chua vào bữa sáng, thêm chút hạt cùng rau xanh để đảm bảo bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên kết hợp khoai tây cùng với thịt bò để chế biến món bò hầm rau củ, điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng của các loại thực phẩm này.
Muốn giảm cân hãy ăn khoai tây, nhưng ăn cách nào và ăn ra làm sao mới là điều quan trọng. Tìm được một thực phẩm giảm béo đã khó, cách ăn khoai tây giảm cân như thế nào lại càng khó hơn. Bạn nên áp dụng theo những lời chia sẻ của chúng tôi để có một lộ trình làm đẹp vui khỏe hơn nhé!