1. Thuốc giảm cân có ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ hay không?

Bất cứ phụ nữ nào, dù là nữ văn phòng hay là những bà nội trợ cho đến chủ nhà hàng đều luôn quan tâm đến vấn đề sắc vóc của bản thân. Dù nhiều hay ít, họ vẫn để ý đến từng chỉ số cân nặng, không biết dạo này mình có béo lên hay là có gầy quá hay không. Đa phần phụ nữ đều mang một tâm lý rằng, thà ốm một chút mà có thể diện những bộ cánh xinh đẹp còn hơn là phải chịu cảnh béo lên mỗi ngày. Với họ, một thân hình đầy ngấn mỡ, thiếu sự thon gọn trở thành nỗi ám ảnh từng giây từng phút.

 Uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?
Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng xấu nếu như uống thuốc giảm cân

Công cuộc giảm cân có thể nói là khá cam go, lượng mỡ tích tụ lâu năm không chỉ giảm việc ăn uống hằng ngày là đủ. Bạn cần giải tỏa một nguồn năng lượng lớn thì mới có thể đốt cháy mỡ thừa, từ đó giúp cho thân hình trở nên cân đối hơn. Để có thể đạt được kết quả đó thì cần phải lên một kế hoạch giảm cân bài bản cùng với chế độ ăn uống và cả một lịch trình tập luyện đầy khó nhọc.

Vì cuộc sống bận rộn, khá nhiều chị em thay vì áp dụng một phương pháp giảm cân khoa học thì lại có xu hướng tìm đến các loại thuốc giảm cân cấp tốc. Như bạn đã biết, trung bình cho một liệu trình sử dụng thuốc giảm cân là từ 15-30 ngày, trong khoảng thời gian đó mỗi người phụ nữ đều trải qua ít nhất là 1 lần kinh nguyệt. Uống thuốc giảm cân không chỉ gây ra những tác dụng phụ từ thuốc đến với sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là một điều đáng lo ngại mà các chuyên gia vẫn thường hay khuyến cáo về tác hại của thuốc giảm cân đến với tâm lý, sức khỏe phụ nữ.

2. Thuốc giảm cân gây tác hại gì đối với chu kỳ đèn đỏ?

Có thể nói, “đèn đỏ” là một trong những khoảng thời gian khá nhạy cảm ở người phụ nữ. Trong những ngày này, hooc môn giới tính estrogen thay đổi và đó là lý do dẫn đến một loạt các vấn đề khiến chị em bỗng nổi cáu hơn. Một số các biểu hiện dễ nhận thấy đó là mệt mỏi, đau bụng dưới, nhức lưng và chân, sưng răng,vv… Song, vì thiếu kiến thức và lo sợ về các triệu chứng này, không ít các chị em đã sử dụng một số các loại thuốc. Điều này xảy ra khiến họ có nguy cơ gặp phải một số các rắc rối lớn. Và một trong số đó là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, hầu như ai sử dụng thuốc giảm cân đều gặp phải.

2.1. Rong kinh, chậm kinh

Có rất nhiều lý do để chúng ta nói về mối quan hệ giữa thuốc giảm cân và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Thứ nhất, không chỉ riêng thuốc giảm cân mà ngay cả thuốc giảm đau, thuốc chống máu đông, thuốc nhuận tràng, thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa đều được bác sĩ cấm không được dùng vào thời kỳ kinh nguyệt.

 Uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?
Rong kinh, chậm kinh là những hiện tượng dễ gặp phải nhất

Thuốc giảm béo cũng được “gọi hồn” trong danh sách này. Lý do dẫn đến sự cấm đoán đó chính là một loạt các hệ lụy đến cơ thể phụ nữ. Riêng với thuốc giảm béo, do có chứa những thành phần gây ra sự ức chế thèm ăn. Nếu lỡ may sử dụng trong đúng thời điểm này, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị rối loạn. Nghĩa là kinh kéo dài (rong kinh)hoặc dứt một cách đột ngột, đau bụng, đau thắt lưng,vv… Thậm chí là có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa.

2.2. Cơ thể mệt mỏi

Thứ hai, trong suốt quá trình uống thuốc, bạn được nhắc nhở là giảm thiểu chế độ ăn, dẫn đến thiếu hụt một số các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Một khi cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, năng lượng cũng sẽ dần yếu đi, kèm theo đó là các biểu hiên như mệt mỏi, thiếu sức sống cũng như sức đề kháng yếu dễ dẫn đến các căn bệnh lặt vặt.

2.3. Uống thuốc giảm cân bị mất kinh

Hơn nữa, trong thời điểm gần đến kỳ kinh nguyệt, có khá nhiều các biểu hiện và sự có mặt của chất béo cũng nằm trong số này. Khi cơ thể béo lên, phụ nữ bắt đầu có tâm lý sợ tăng cân. Vì thế họ càng cần đến thuốc giảm béo. Nhưng chất béo lại có vai trò quan trọng đến việc giữ cho quá trình kinh nguyệt ổn định. Một khi chất béo bị mất đi, kinh nguyệt có thể bị ít đi hoặc là mất kinh

 Uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?
Đây là triệu chứng nguy hiểm cần gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị

3. Làm gì để chu kỳ kinh nguyệt trở nên ổn định?

3.1. Ăn uống một cách điều độ và tập luyện hợp lý

Cơ thể người phụ nữ dễ nhảy cảm khi đèn đỏ đến gần, để giữ cho sức khỏe được ổn định thì thay vì sử dụng thuốc để giảm cân, bạn nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Hạn chế ăn vặt, ăn nhiều hơn rau xanh và hoa quả, đồng thời vẫn bổ sung đủ lượng đạm cần thiết trong bữa ăn kiêng. Đặc biệt, lựa chọn các bài tập giảm cân nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cũng là một cách tốt để kỳ đèn đỏ diễn ra bình thường.

Hãy bắt đầu bằng một bữa sáng thật no, ăn bình thường vào bữa trưa và ăn tối thật ít. Ngoài ra, cần bổ sung thêm 2 bữa phụ, như vậy thì bạn sẽ ăn ít hơn và không cảm thấy đói nhiều nữa. Cân bằng các nhóm chất trong khẩu phần ăn cũng là một nguyên tắc bạn cần phải nhớ để tránh thiếu hụt, đảm bảo sự ổn định cho kỳ kinh nguyệt không bị mêt mỏi.

 Uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?
Cần tránh xa đồ ăn vặt trong thời điểm này nếu không muốn bị kinh nguyệt hành

3.2. Uống nhiều nước mỗi ngày

Kỳ kinh nguyệt sẽ khiến cơ thể bị mất nước nhiều, để đảm bảo lượng nước tối thiểu cho cơ thể hoạt động thì bạn nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Nước sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể đến 30%, nếu đủ nước gan thận sẽ tích cực đào thải chất cặn bã, tốt cho việc giảm cân.

Trên đây là những gợi ý tốt nhất để giảm cân mà không cần phải sử dụng đến thuốc giảm cân. Điều đó không chỉ tốt cho sức khỏe, nhất là sức khỏe thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ mà còn giúp bạn có một lộ trình ăn kiêng giảm cân an toàn. Bởi ngoài tác hại đến chu kỳ kinh nguyêt thì việc uống thuốc giảm béo còn gây ra hàng loạt các tác dụng phụ mà bạn không thể lường trước được.

Với những thông tin chuyên sâu như vậy, bạn có thể dễ dàng tìm được câu trả lời cho việc thuốc giảm cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không rồi. Nếu trường hợp cần thiết phải sử dụng đến thuốc giảm cân cấp tốc, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ về việc lựa chọn loại thuốc để có thể giảm cân mà vẫn đảm bảo sự an toàn đến sức khỏe.