1. Ngồi thiền có giúp giảm cân không?

Thiền là một hoạt động cần sự yên tĩnh, là bí quyết để bạn tập trung tư tưởng từ đó giúp tịnh tâm, lấy lại tinh thần lạc quan, thoải mái sau những chuỗi ngày căng thẳng, mệt mỏi. Đó cũng chính là cơ chế giảm cân của thiền, không cần đến những bài tập vận động mạnh mẽ, cường độ cao mà ngay cả khi ngồi im một chỗ, điều chỉnh nhịp thở cũng có thể giảm cân một cách tuyệt vời.

 Ngồi thiền giảm cân như thế nào cho hiệu quả?
Ngồi thiện là một phương pháp đặc biệt để giảm béo an toàn

Hiện nay, có một số nghiên cứu cho rằng ngồi thiền giảm cân bằng cách thực hiện ít nhất 15-20 phút mỗi ngày, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Sự tĩnh tại đến từ phương pháp ngồi thiện có thể xóa tan đi căng thẳng, ức chế đến từ cuộc sống giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm, thư thái hơn. Khi bạn đã đạt được một tinh thần tỉnh táo, sảng khoái thì sẽ tạo điều kiện rất tốt cho việc đẩy nhanh hiệu quả giảm cân. Thực hiện ngồi thiền trong một không gian yên tĩnh, áp dụng các động tác đơn giản có thể loại bỏ được một phần năng lượng từ những món ăn nhiều chất béo.

Ngoài ra, ngồi thiền cũng giúp cho tinh thần trở nên phấn chấn hơn, những giấc ngủ sâu hơn cũng như việc tạo ra các thói quen tích cực cùng một lối sống lành mạnh. Ngồi thiền  mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tốt cho tim mạch cũng như mang lại một làn da căng tràn sức sống. Đối với những người béo, ngồi thiền là phương pháp giúp giảm cân từ ngay sâu bên trong.

2. Phương pháp ngồi thiền giảm cân đúng cách

2.1. Ngồi thiền đúng tư thế

Có nhiều cách ngồi thiền nhưng nếu mới bắt đầu, bạn chỉ nên chọn những cách thiền như thế nào cho đơn giản nhất và phải đảm bảo sự thoải mái và thư giãn tối đa.

 Ngồi thiền giảm cân như thế nào cho hiệu quả?
Để đạt được hiệu quả tối đa, ngồi thiền cần phải đúng tư thế
  • Ngồi bệt xuống, thẳng lưng, đầu hơi nghiêng về trước, hai chân bắt chéo với nhau, hay tay để trên đầu gối đồng thời hai ngón tay cái bấm vào ngón giữa.
  • Nhắm mắt lại, hít sâu và thở thật chậm, cảm nhận hơi thở trong từng nhịp, bắt đầu thư giãn toàn cơ thể, đặc biệt là để cho đầu óc thật thư giãn, thả lỏng và căng các cơ bắp.

Lưu ý: Bạn cần lựa chọn không gian thật yên tĩnh chẳng hạn như là công viên, ở ban công nhà hoặc ở phòng khách nơi gần cửa sổ để ngồi thiền. Nếu thích, có thể tận hưởng những bản nhạc nhẹ không lời để tâm trí dễ thư giãn, dễ chịu hơn. Nếu ở trong nhà, chọn nơi yên tĩnh, ngồi trên ghế hoặc là một tấm nệm và thiết lập đồng hồ đếm thời gian trước khi thiền.

2.2. Tập trung cao độ

Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất đối với người ngồi thiền đó chính là sự tập trung. Hãy chỉ để đầu óc tĩnh tại, tránh suy nghĩ bất cứ điều gì về công việc hay chuyện tình cảm. Để tinh thần thật yên tĩnh, thoải mới thì việc tập luyện mới đạt được kết quả tốt được.

 Ngồi thiền giảm cân như thế nào cho hiệu quả?
Hãy thoát khỏi những suy nghĩ về cuộc sống, những đau khổ bụi trần và chỉ hướng đến tâm mình.

Bạn có thể thắc mắc rằng không biết vì sao ngồi im một chỗ, không cần luyện tập nhiều mà vẫn có thể giảm cân được. Bởi thực tế, ngồi thiên mang lại tác dụng rất tự nhiên, ảnh hưởng một cách tích cực đến với đồng hồ sinh học của mỗi người. Một số các phương pháp thiền có thể phối hợp với vận khí để sinh khí và gia tăng nội lực. Song, bạn cần đảm đảo có những kiến thức chuyên sâu về khí công hoặc các sự hướng dẫn của đạo sư để tránh nguy hiểm.

2.3. Thực hiện một số động tác đơn giản sau khi ngồi thiền

Sau khi ngồi thiện, bạn cần có một khoảng thời gian để xóa tan các triệu chứng tê mỏi, giúp cho khí huyết lưu thông bằng một số các động tác như sau:

  • Ngồi im, từ tư chuỗi dần hai chân, xoa vào lòng bàn tây cho ấm dần rồi dùng hai tây vuốt nhẹ ở hai bên cánh mũi, từ đầu mũi xuống dẫn đến cằm cho đến cả hai vành tai.
  • Vặn người sang bên trái phải nhiều lần, nhất là ở vùng cổ và vùng hông. Dùng tay để massage dọc theo hai cẳng chân, sau đó từ từ xoa bóp xuống dần đến bàn chân, cuối cùng là làm ấm hai lòng bàn chân.

3. Hướng dẫn 3 tư thế ngồi thiền cơ bản cho người mới bắt đầu

Trong giới thiền đạo có khá nhiều là tư thế ngồi thiền khác nhau, dưới đây là 3 tư thế đơn giản nhất mà có thể tham khảo.

3.1. Ngồi xếp bằng

Tư thế này khá là giống với tư thế ngồi khoanh chân mà chúng ta vẫn hay thực hiện. Bạn chỉ cần ngồi khoanh chân lại với nhau, lưng thẳng, hai ta để thả lỏng trên đầu gối hoặc là bắt ấn tam muội đều được. Tư thế này thích hợp với những người mới bắt đầu hoặc những người không thể ngồi bán già hoặc kiết già được.

 Ngồi thiền giảm cân như thế nào cho hiệu quả?
Đây là động tác khá đơn giản, thích hợp cho những người mới bắt đầu hoặc có vấn đề về xương khớp

3.2. Tư thế bán già

Đây là tư thế ngồi gác một chân lên bắp chân kia. Chúng sẽ giúp giữ thăng bằng cho cột sống của bạn, không dễ bị ngả trong những lúc ngồi thiền sâu. Nếu muốn giảm cân tốt hơn, bạn cần thực hiện kết hợp với tư thế kiết già vì tư thế bán già vẫn chưa gọi là đạt đến độ kỹ xảo, điêu luyện nhất.

3.3. Tư thế kiết già

Đây là tư thế thích hợp nhất cho việc ngồi thiền. Các thực hiện tư thế này khá gấp nhiều lần sao với ngồi xếp bằng hoặc ngồi bán già, chúng yêu cầu sự dẻo dai ở bàn chân, nếu bạn có vấn đề về xương khớp thì sẽ không thể thực hiện tư thế này một cách dễ dàng.

 Ngồi thiền giảm cân như thế nào cho hiệu quả?
Tư thế kết già là tư thế được đánh giá cao bởi sự phức tạp, đòi hỏi sự căng cơ và đòi hỏi tập trung cao độ

Đầu tiên, ngồi xếp chân như bình thường, dùng hai bàn tay nắm chặt lấy bàn chân phải gấp lại, đặt lên đùi trái, nhớ ép sát vào bụng, để lòng bàn chân ngửa lên trời. Tiếp theo, dùng hai bàn tay nắm chặt lấy chân trái đặt lên đùi phải, kéo cho gót chân chạm sát bụng, lòng chân cũng ngửa lên trời như chân phải lúc nãy. Động tác này khá là khó, nếu là người trẻ có thể thực hiện ngay lần đầu tiên, riêng với những người lớn tuổi hơn một chút, xương khớp cứng nhắc hơn cần phải thực hành khá nhiều lần.

Khi ngồi thiền giảm cân, bạn cũng cần chú ý đến việc thả lỏng cơ mặt, không cố gắng gồng lên và đặc biệt là giữ cho cột sống thật thẳng. Bạn nên lựa chọn tư thế ngồi thiền thích hợp với cơ địa, tốt nhất là nên bắt đầu với tư thế xếp bằng trước để xương khớp giãn nở, dẻo dai trước khi bước vào khoảng thời gian thực hiện tư thế khó nhất – tư thế kết già.