1. Thực trạng thuốc giảm cân “muôn hình vạn trạng”

1.1. Tâm lý giảm béo bằng thuốc

Xã hội ngày càng phát triển, từ đó mà dẫn đến đời sống của người dân cũng được nâng cao hơn, họ có thêm nhiều các nhu cầu cho cuộc sống của bản thân, và làm đẹp là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Ngoài các dịch vụ làm đẹp như phẫu thuật thẩm mỹ, tắm trắng thì rất nhiều chị em phụ nữ cũng có nhu cầu tìm đến các phương pháp giảm béo để sở hữu được thân hình thon gọn, quyến rũ hơn. Và từ đó cũng trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các nhãn hiệu thuốc giảm cân, viên uống giảm cân kiếm lời.

 Danh sách các loại thuốc giảm cân bị cấm lưu hành hiện nay
Thuốc giảm cân là sự lựa chọn của đông đảo chị em phụ nữ để giảm béo bụng

So với việc ăn kiêng, tập gym thì thuốc giảm cân đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn cũng như cho kết quả chỉ sau một thời gian ngắn. Cũng chính vì tâm lý này, nhiều bạn gái cũng như các mẹ bỉm sửa luôn có suy nghĩ tìm đến các loại thuốc giảm cân cấp tốc, vì đơn giản chỉ cần uống mỗi ngày vẫn có thể sút ký mà không cần phải mất công sức, thời gian để ăn kiêng kham khổ hay luyện tập mệt nhọc mỗi ngày.

1.2. Hàng “nội” gắn mác hàng “ngoại”

Không ít các chị em, một phần vì tâm lý thuốc thì bao giờ cũng cho tác dụng nhanh hơn, một phần vì cuộc sống bộn bề, không có nhiều thời gian để luyện tập hay không thể ăn kiêng mà không may mua nhầm phải các loại thuốc giảm cân bị cấm lưu hành. Thuốc giảm cân cũng thuộc nhóm các loại thuốc không cần kê đơn, vì thế có thể mua chúng ở bất cứ đâu, từ các cửa hàng thuốc, tiệm mỹ phẩm hay qua các shop online.

 Danh sách các loại thuốc giảm cân bị cấm lưu hành hiện nay
Để tránh mua nhầm hàng dởm, chị em nên kiểm tra kỹ lưỡng thành phần, xuất xứ trên bao bì

Nhiều người cũng dễ tin tưởng các loại thuốc giảm cân nhập khẩu xách tay, vì cho rằng hàng nhập khẩu thì bao giờ cũng tốt, dù giá cả đắt một chút. Từ đó, không ít người đã đánh lừa sự nhẹ dạ, cả tin của người tiêu dùng mà sản xuất thuốc giảm cân “chui”, rồi bán trực tiếp cho khách hàng và PR đó chính là hàng nhập khẩu. Có thế mới biết, không dễ để tìm mua một sản phẩm thuộc hàng “tốt” như mong muốn.

2. Hiểm họa từ những loại thuốc giảm cân không giấy phép

Dù đã có nhiều cảnh báo, song rất nhiều chị em vẫn không biết đâu là thuốc bị cấm, đâu là thuốc chính hãng để mà mua. Đã có nhiều trường hợp, vì cả tin cũng như muốn giảm cân nhanh mà không cần tốn sức, nhiều người đã phải lãnh lấy hậu quả từ những viên thuốc giảm cân được gắn mác là “giảm cấp tốc”, “hàng xách tay” hay “sản phẩm được các diễn viên yêu thích”.

Hệ lụy mà chúng gây ra, không chỉ không có tác dụng giảm cân, hoặc hiệu quả không cao mà còn mất tiền. Đặc biệt, sau tất cả là sự tác động không hề nhẹ đến với sức khỏe. Theo Bộ y tế, các hoạt chất độc hại trong một số các loại thuốc giảm cân bị cấm lưu hành có thể gây ra tình trạng mất cân bằng điện giải, trụy tim, tai biến.

 Danh sách các loại thuốc giảm cân bị cấm lưu hành hiện nay
Thuốc 2 Day Diet nằm trong danh sách cấm của FDA Hoa Kỳ

Ngoài ra, Phentermin, Phedimetrazin, Dethylpropion là nhóm thuốc được nghiên cứu là có chứa Epinephrin là chất khiến giảm sự thèm ăn, dẫn đến sự chán ăn trong thời gian lâu dài. Nguy hiểm hơn, chúng còn gây mệt mỏi, chóng mặt, cơ thể căng thẳng, bồn chồn không yên.

Năm 2011, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ các loại thuốc giảm cân có chứa hoạt chất Sibutramine vì chúng có nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.

Ngoài ra, FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cũng đã công bố một số các chất mà họ tìm thấy thuốc giảm cân có nguy hại đến sức khỏe, làm tổn hại đến gan thận và tim đó chính là Fenproporex, Fluoxetine, Bumetanide, Furosemide, Phenytoin, Rimonabant, Cetilistat, Phenolphthalein.

Đồng thời, từ 2009 – 2012 FDA cũng đã công bố các loại thuốc giảm cân bị cấm lưu hành hiện nay, danh sách bao gồm 274 loại thuốc bao gồm Benzylsibutramine, Fenproporex, Rimonabant, Cetilistat,vv…

Để có lợi nhuận, không ít các cơ sở đã thêm các chất độc hại vào trong thuốc giảm cân nhằm để tăng tính hiệu quả khi sử dụng sản phẩm. Một số các sản phẩm chui, không được cấp giấy phép hiện nay vẫn ngang nhiên xuất hiện trên thị trường, rất khó để nhận diện vì thường trong nhãn mác bao bì người ta “giấu nhẹm” đi để tạo sự an tâm cho người tiêu dùng.

 Danh sách các loại thuốc giảm cân bị cấm lưu hành hiện nay
Slim Burn cũng được khuyến cáo có chứa độc tố có hại cho sức khỏe

Công bố các loại thuốc giảm cân được FDA khuyến cáo có thể chứa độc tố

  • 2 Day Diet
  • 2 Day Diet Slim Advance
  • 2x Powerful Slimming
  • 3 Day Diet
  • 3 Days Fit
  • 3x Slimming Power
  • 5x Imelda Perfect Slimming
  • 7 Day Herbal Slim
  • 7 Days Diet
  • 7 Diet
  • 7 Diet Day/Night Formula
  • 8 Factor Diet
  • Eight Factor Diet
  • 21 Double Slim
  • 24 Hours Diet
  • 99 Fitness Essence
  • BioEmagrecim
  • Body Creator
  • Body Shaping
  • Body Slimming
  • Cosmo Slim
  • Extrim Plus
  • Extrim Plus 24 Hour Reburn
  • Fasting Diet
  • Fatloss Slimming
  • GMP
  • Herbal Xenicol
  • Imelda Fat Reducer
  • Imelda Perfect Slim
  • JM Fat Reducer
  • Lida DaiDaihua
  • Meili
  • Meizitang
  • Miaozi MeiMiaoQianZiJiaoNang
  • Miaozi Slim Capsules
  • Natural Model
  • Perfect Slim;
  • Perfect Slim 5x
  • Perfect Slim Up
  • Phyto Shape
  • Powerful Slim
  • ProSlim Plus
  • Reduce Weihgt
  • Royal Slimming Formula
  • Sana Plus
  • Slim 3 in 1
  • Slim 3 in 1 Extra Slim Formula
  • Slim 3 in 1 Extra Slim Waist Formula
  • Slim 3 in 1 M18 Royal Diet
  • Slim 3 in 1 Slim Formula
  • Slim Burn
  • Slim Express 4 in 1
  • Slim Express 360
  • Slim Fast
  • Slim Tech
  • Slim Up
  • Slim Waist Formula
  • Slim Waistline
  • Slimbionic
  • Sliminate
  • Slimming Formula
  • Somotrim
  • Starcaps
  • Super Fat Burner
  • Super slim
  • Super Slimming
  • Trim 2 Plus
  • Triple Slim
  • Venom Hyperdrive 3.0
  • Waist Strength Formula
  • Xsvelten
  • Zhen de Shou.

Trước sự khó kiểm soát về thị trường thuốc giảm cân như hiện nay, người tiêu dùng cần phải có một con mắt tinh tường để tránh việc chọn nhầm các loại thuốc giảm cân bị cấm lưu hành hiện nay. Chỉ nên tin tưởng các sản phẩm có đầy đủ thành phần, công dụng của thuốc cũng như được Bộ y tế cấp phép lưu hành, các bác sĩ khuyên dùng.